Hoa đu đủ đực ngâm mật ong – Công dụng và cách dùng.
Cây đu đủ đực (Carica papaya) là một loại cây thuộc họ Đu đủ (Caricaceae). Hoa đu đủ đực ngâm mật ong là một bài thuốc dân gian được nhiều người ưa chuộng. Nhờ vào sự kết hợp giữa hoa đu đủ đực và mật ong. Hai nguyên liệu tự nhiên có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
I. Tác dụng của hoa đu đủ đực ngâm mật ong
1. Hỗ trợ điều trị ho và các bệnh về đường hô hấp
- Hoa đu đủ đực chứa các hợp chất chống viêm và làm dịu cổ họng, giúp giảm ho, long đờm và cải thiện triệu chứng viêm họng.
- Mật ong có đặc tính kháng khuẩn tự nhiên, làm dịu niêm mạc hô hấp, giúp giảm kích ứng họng và giảm cảm giác đau rát họng.
2. Tăng cường hệ miễn dịch
- Hoa đu đủ đực có chứa nhiều chất chống oxy hóa như flavonoid, vitamin C và beta-carotene. Giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do.
- Mật ong giàu enzyme, vitamin và khoáng chất, hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
3. Hỗ trợ tiêu hóa
- Các enzym trong hoa đu đủ đực giúp hỗ trợ tiêu hóa, giảm đầy hơi, khó tiêu.
- Mật ong có tác dụng làm dịu dạ dày và thúc đẩy sự phát triển của lợi khuẩn đường ruột.
4. Hỗ trợ ổn định huyết áp và bảo vệ tim mạch
- Hoa đu đủ đực chứa các chất giúp cải thiện tuần hoàn máu, hỗ trợ ổn định huyết áp.
- Mật ong cũng được biết đến với khả năng cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ giảm viêm và tăng cường chức năng mạch máu.
5. Phòng chống ung thư
- Hoa đu đủ đực có chứa hợp chất như như beta-carotene. Có khả năng ức chế sự phát triển của tế bào ung thư.
- Kết hợp với mật ong, bài thuốc này giúp tăng cường khả năng phòng chống bệnh tật của cơ thể.
II. Cách làm hoa đu đủ đực ngâm mật ong
- Nguyên liệu:
- Dùng hoa đu đủ đực tươi hoặc Hoa đu đủ đực sấy khô.
- Mật ong nuôi tự nhiên hoặc mật ong rừng nguyên chất.
- Cách làm:
- Rửa sạch hoa đu đủ đực, để ráo nước nếu là hoa tươi thì nên phơi hoa 1 nắng cho hoa héo bớt.
- Để tỷ lệ cân nặng khoảng 1 phần hoa và 2 phần mật ong.
- Cho hoa đu đủ vào lọ thủy tinh sạch, sau đó đổ mật ong ngập hoa.
- Đậy kín nắp và để nơi thoáng mát khoảng 3-4 tuần là lấy ra dùng được.
- Trong quá trình bảo quản cần dìm hoa chìm dưới mật ong để hoa không bị hỏng.
- Cách sử dụng:
- Mỗi lần dùng 2-3 thìa nhỏ, có thể uống trực tiếp hoặc pha với nước ấm.
- Ngày dùng 1-2 lần có thể dùng trước hoặc sau bữa ăn.
III. Lưu ý khi sử dụng đu đủ đực ngâm mật ong
- Không dùng cho người dị ứng với mật ong hoặc hoa đu đủ.
- Phụ nữ mang thai hoặc cho con bú nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
- Không dùng mật ong cho trẻ nhỏ dưới 1 tuổi.
- Tránh sử dụng quá nhiều để tránh tác dụng phụ như tiêu chảy hoặc đau bụng.
IV. Sản phẩm hoa đu đủ đực ngâm mật ong của Thảo dược Quỳnh Chi
- Hũ ngâm hoa đều trên 1 tháng, hoa đã ngấm mật khách hàng về sử dụng được luôn.
- Được ngâm bằng hoa tươi, rửa sạch và phơi 1 nắng để hoa không bị chua.
- Mật ong được dùng mật nguyên chất mật hoa cà phê hoặc mật ong ruồi rừng.
- Chia thành 2 dạng thể tích 500ml và 1 lít cho khách hàng lựa chọn.
- Vận chuyển đảm bảo, khách hàng kiểm tra trước khi thanh toán.
V. Đặc điểm hình thái đu đủ đực
1. Thân cây
- Thân cây thuộc loại thân thảo, hình trụ, màu xanh hoặc nâu nhạt khi già.
- Cây có chiều cao từ 2-6 mét, mảnh mai hơn so với cây đu đủ cái hoặc cây lưỡng tính.
- Thân cây không phân nhánh hoặc ít phân nhánh.
2. Lá
- Lá mọc so le, tập trung ở phần ngọn, hình dạng xẻ thùy sâu (từ 7-9 thùy), tạo thành tán lá rộng.
- Mặt lá có màu xanh đậm, gân lá nổi rõ, cuống lá dài và rỗng.
- So với cây đu đủ cái, lá của cây đu đủ đực thường nhỏ hơn một chút.
3. Hoa là đặc điểm nổi bật giúp nhận biết cây đu đủ đực.
- Hoa mọc thành chùm dài (dài khoảng 1-2 mét), rủ xuống, không mọc trực tiếp trên thân như cây đu đủ cái.
- Hoa đực có kích thước nhỏ, màu trắng hoặc vàng nhạt, hương thơm nhẹ.
- Hoa thường có 5 cánh mỏng, bao quanh nhị vàng ở giữa.
- Hoa đực chứa nhiều mật, thu hút côn trùng và được sử dụng trong một số bài thuốc dân gian.
4. Quả
- Cây đu đủ đực thường không tạo quả, hoặc nếu có thì quả nhỏ, méo mó, không phát triển hoàn chỉnh.
- Đây là lý do cây đu đủ đực chủ yếu được trồng làm cảnh, lấy hoa làm thuốc hoặc để thụ phấn cho cây cái.
5. Rễ
- Hệ rễ chùm, ăn nông, phù hợp với đất tơi xốp.
- Rễ đu đủ đực khá yếu, không chịu được ngập úng.
VI. Cách phân biệt cây đu đủ đực với cây đu đủ cái và lưỡng tính
- Đu đủ cái: Hoa mọc đơn lẻ trên thân, không mọc thành chùm, dễ tạo quả to và tròn.
- Đu đủ lưỡng tính: Hoa vừa có nhị và nhụy, mọc gần thân, cây thường tạo quả thuôn dài.
- Đu đủ đực: Hoa mọc thành chùm dài, cây ít hoặc không tạo quả.
Nhờ vào hoa đặc trưng, cây đu đủ đực thường được sử dụng nhiều trong y học cổ truyền và làm cây trồng hỗ trợ thụ phấn.